Super Hero Fan Meeting - Ngày hội của cộng đồng Minecraft Việt
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.HLV Nam Định tiến cử học trò cho thầy Kim, HLV Lê Huỳnh Đức 'tôi không phải phù thủy'
Ngày 19.1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Phan Thăng An, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, đã công bố quyết định của Ban Chấp hành T.Ư về việc điều động, chỉ định Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu I nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Quản Minh Cường sinh năm 1969, quê quán Hưng Yên, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, là tiến sĩ luật, cử nhân cảnh sát. Trước khi là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông từng đảm nhiệm công tác tại Bộ Công an, sau đó giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai...Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Quản Minh Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quyết tâm thực hiện thắng lợi 3 chương trình trọng tâm, 3 nội dung đột phá của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là phấn đấu thông tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong năm 2025.
Ngắm cầu Hôn ở nơi hoàng hôn đẹp nhất Phú Quốc
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, ngành ngân hàng tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao; điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần ứng phó phù hợp các cú sốc bên ngoài.Quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp; hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững; nợ xấu được tập trung xử lý, kiểm soát...Tính đến ngày 31.12.2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Ngành ngân hàng cũng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng 145.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...Thủ tướng đánh giá Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, góp sức cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 cũng như sau sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.Người đứng đầu Chính phủ đề nghị ngành ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay; tập trung tín dụng phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu kém, kiểm soát nợ xấu hiệu quả, tránh để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB..."Phải biết chia sẻ, biết cảm thông, đặt vị trí của mình vào vị trí người khác để cùng vượt qua những lúc khó khăn, thách thức và cùng phát triển", Thủ tướng đề nghị.Các ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi cho cả người xây dựng, phát triển nhà ở xã hội và người mua nhà ở xã hội, góp phần giúp người thu nhập thấp có nhà ở.Đồng thời, tích cực hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để làm công tác này, tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng trên tinh thần "khó mấy cũng phải làm".
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Outfit của Song Hye Kyo chi tiền tỷ, Diệc Phi lên đồ hiệu xóa mác xuề xòa
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.